Khuyến khích tuyển sinh riêng
Trao đổi sâu hơn về định hướng đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, ông Hiển cho biết: “Ở bậc phổ thông không dồn vào một kỳ thi cuối cấp như hiện nay mà kiểm tra, đánh giá ngay trong quá trình dạy học, sau khi kết thúc các môn học. Việc này giảm áp lực cho học sinh, tránh những tiêu cực như đã xảy ra”.
Với góc nhìn của lãnh đạo Bộ GD-ĐT theo sát giáo dục phổ thông và việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ông Hiển cho biết “không chỉ đổi mới hình thức thi cử, đánh giá với những kênh khác nhau, nội dung thi, kiểm tra cũng sẽ thay đổi dần để phù hợp với việc chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực”.
Về kỳ thi tuyển sinh đại học, Thứ trưởng Hiển cho hay trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT khuyến khích những cơ sở giáo dục đủ điều kiện chủ động phương án tuyển sinh theo cách thức phù hợp với mục tiêu, đặc thù của mỗi trường. Trả lời câu hỏi về việc liệu có xảy ra tiêu cực không khi giao kỳ thi tuyển sinh cho các trường trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nhiều trường ĐH mới và ĐH ngoài công lập bất chấp chất lượng để thu hút người học, Thứ trưởng Hiển khẳng định: “Việc giao chủ động không làm giảm mà tăng trách nhiệm của các trường về chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, các trường vẫn phải chịu sự giám sát của nhiều kênh, trong đó có giám sát của xã hội, của người học”.
Giảm tải, giảm tiêu cực
Nhận định tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng ông Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng “giảm tải nội dung, chương trình sẽ có tác động tích cực tới việc giảm dạy thêm, học thêm”. Theo ông Hiển, với sự thiết kế lại chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới thi cử, việc dạy thêm, học thêm sẽ chỉ còn tồn tại khi có nhu cầu thật sự và chính đáng của người học.
PGS Đinh Xuân Khoa và PGS Văn Như Cương đều cho rằng tăng giờ học chính khóa trong nhà trường, trong đó có việc tăng số trường, học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày tại trường, kiểm soát tốt hoạt động chuyên môn của thầy cô giáo, tăng lương cho giáo viên... là những việc cần thiết góp phần thiết thực giảm dạy thêm, học thêm tiêu cực.
Các vị khách mời của cuộc tọa đàm cũng nhấn mạnh rằng không phải cứ dạy thêm, học thêm đều là tiêu cực. Cái tiêu cực cần phải khắc phục, xóa bỏ, nhưng cái không phải tiêu cực thì phải nhìn nhận khác. “Có những kiểu dạy thêm, học thêm trong sáng, như việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo thêm cho học sinh kém. Chúng ta không nên vì những tiêu cực mà phủ nhận thành quả của “dạy thêm trong sáng” này” - PGS Cương bày tỏ.
Chia sẻ về vấn nạn “dạy thêm, học thêm” mang màu sắc tiêu cực, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận đây là một “gánh nặng” của ngành GD-ĐT mà xã hội đòi hỏi phải giải quyết dứt điểm. Nhưng ngoài trách nhiệm của ngành GD-ĐT còn là trách nhiệm của từng nhà trường, thầy cô giáo và của phụ huynh.Trao đổi sâu hơn về định hướng đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, ông Hiển cho biết: “Ở bậc phổ thông không dồn vào một kỳ thi cuối cấp như hiện nay mà kiểm tra, đánh giá ngay trong quá trình dạy học, sau khi kết thúc các môn học. Việc này giảm áp lực cho học sinh, tránh những tiêu cực như đã xảy ra”.
Với góc nhìn của lãnh đạo Bộ GD-ĐT theo sát giáo dục phổ thông và việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ông Hiển cho biết “không chỉ đổi mới hình thức thi cử, đánh giá với những kênh khác nhau, nội dung thi, kiểm tra cũng sẽ thay đổi dần để phù hợp với việc chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực”.
Về kỳ thi tuyển sinh đại học, Thứ trưởng Hiển cho hay trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT khuyến khích những cơ sở giáo dục đủ điều kiện chủ động phương án tuyển sinh theo cách thức phù hợp với mục tiêu, đặc thù của mỗi trường. Trả lời câu hỏi về việc liệu có xảy ra tiêu cực không khi giao kỳ thi tuyển sinh cho các trường trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nhiều trường ĐH mới và ĐH ngoài công lập bất chấp chất lượng để thu hút người học, Thứ trưởng Hiển khẳng định: “Việc giao chủ động không làm giảm mà tăng trách nhiệm của các trường về chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, các trường vẫn phải chịu sự giám sát của nhiều kênh, trong đó có giám sát của xã hội, của người học”.
Giảm tải, giảm tiêu cực
Nhận định tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng ông Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng “giảm tải nội dung, chương trình sẽ có tác động tích cực tới việc giảm dạy thêm, học thêm”. Theo ông Hiển, với sự thiết kế lại chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới thi cử, việc dạy thêm, học thêm sẽ chỉ còn tồn tại khi có nhu cầu thật sự và chính đáng của người học.
PGS Đinh Xuân Khoa và PGS Văn Như Cương đều cho rằng tăng giờ học chính khóa trong nhà trường, trong đó có việc tăng số trường, học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày tại trường, kiểm soát tốt hoạt động chuyên môn của thầy cô giáo, tăng lương cho giáo viên... là những việc cần thiết góp phần thiết thực giảm dạy thêm, học thêm tiêu cực.
Các vị khách mời của cuộc tọa đàm cũng nhấn mạnh rằng không phải cứ dạy thêm, học thêm đều là tiêu cực. Cái tiêu cực cần phải khắc phục, xóa bỏ, nhưng cái không phải tiêu cực thì phải nhìn nhận khác. “Có những kiểu dạy thêm, học thêm trong sáng, như việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo thêm cho học sinh kém. Chúng ta không nên vì những tiêu cực mà phủ nhận thành quả của “dạy thêm trong sáng” này” - PGS Cương bày tỏ.
PGS Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá
Các trường sư phạm hiện nay đã có chương trình đào tạo giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh nhưng nhìn chung nội dung, phương pháp và thời gian dành cho việc này vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra. Vì thế Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường sư phạm đi trước một bước trong việc khắc phục bất cập này để giáo viên tốt nghiệp sư phạm có kỹ năng cần thiết trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo quan điểm chỉ đạo mới hiện nay.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Nguyễn Vinh Hiển
Nguồn: http://tuoitre.vn
"Khuyến khích thi riêng" mèo lại hoàn mèo, ngày trước, Tôi thấy, đang thi riêng thì ngành giáo dục lại rất tự hào về phát minh thi chung, vậy là sao?
Trả lờiXóaThật khó hiểu, cái nào đúng,cái nào sai? chiến lược lâu dài không chỉ thể hiện ở suy nghĩ, mà phải có tầm nhìn, chứ không phải là thí điểm, được thì làm không được thì thôi. Trẻ con quá