Sự nghiệp có được phải chăng cần có bằng đại học?

Trả lời cho câu hỏi này là: có thể.

   Thật ra, có được tấm bằng đại học là mơ ước của nhiều học sinh và phụ huynh, nhưng với xã hội ngày nay, bằng hầu như là để hợp thức hóa công việc, còn vận dụng "kiến thức trong bằng" thì...

   Chính vì vậy, bằng chỉ là điều kiện cần để có sự nghiệp chứ chưa phải là đủ và quan trọng nhất: ta có định hướng được con đường mình đi hay không.

Trích dẫn:

1. Hãy sống dù chỉ với một chiếc phao

   Thế nhưng, đó cũng không phải là “chỗ dựa” để mỗi con người bào chữa cho lần trượt ngã này. Bản thân thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ bên lề: “Trước tiên, mình mong các bạn trẻ đọc và hiểu đúng về những gì mình muốn nói. Mình không mong các bạn nghĩ rằng trượt ĐH là được mọi người ủng hộ, rồi trở nên chủ quan không ý chí cầu tiến. Điều quan trọng mà mình muốn nhắn nhủ ở đây là: bạn cần phải đủ mạnh mẽ, đủ bản lĩnh để bước đi trên một con đường khác khó khăn hơn.”

   Cũng từng trải qua tâm trạng là một TS, anh Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu hiểu được những lo lắng, hồi hộp của các bạn trẻ trong giai đoạn này.

   Anh Hiếu cho biết thêm: “Việt Nam nằm trong top những nước có tỉ lệ TS thi rớt ĐH cao, nhận thức được thực tế đó, bạn phải tìm ra cho mình một con đường đi phù hợp với khả năng của mình”.

   Lấy hình ảnh ví von, anh Hiếu cho rằng để qua sông đến bờ bên kia không chỉ có chiếc cầu ĐH. “Bạn có thể đi thuyền, bằng phà, hay đơn giản chỉ là với lấy chiếc phao mà cố hết sức bơi qua thôi. Dù đi bằng phương tiện nào thì chỉ cần cố gắng tôi tin bạn sẽ đến được bờ bên kia”, thạc sĩ Hiếu nhắn nhủ.

2. Quan trọng là chọn đúng đường

   Đồng tình với bài viết, nick Facebook Ngân Ngố chia sẻ: “Ở chỗ mình có bạn thi đợt 1 được 18 điểm. Năm sau quyết tâm thi vào trường Dược và được 24 điểm. Cộng 3,5 điểm cộng nữa là 27,5 bạn à. Giờ thì mọi người đều phải ngước nhìn bạn ấy rồi”.

   Đậu ĐH không phải lúc nào cũng là một thành công như lời bạn Nguyễn Lê Ngọc Hà: “Mình là một sinh viên, cách đây 3 năm mình đã chọn con đường này cho bản thân vì sự sợ hãi. Chính là sự sợ hãi như thầy đã nhắc đến. Mình nhắm mắt đi tiếp con đường, thật sự mình không biết nó sẽ đi về đâu vì đã trải qua ba năm đại học một cách khổ sở, không một chút hứng thú”.

   Bạn Ngọc Hà cho biết từ một học sinh ưu tú từ thời phổ thông, chưa bao giờ cảm thấy chán việc học thì nay đã không còn động lực. Con đường bạn Hà đã chọn đang khiến bạn bế tắc bởi theo bạn: “Chọn đúng con đường mới là một thành công”.

   Bản thân người viết cũng có nhiều bạn bè từng rớt ĐH vài lần nhưng với quyết tâm và sự vươn lên, cuối cùng giấc mơ giảng đường cũng đã đến. Đích đến thành nhân, thành người là điều ai cũng hướng đến và ĐH chỉ là một trong những “con đường” để đi đến đó. Chắc chắn rằng, sẽ không ai trong cuộc đời này sẽ không vì một lần vấp ngã mà bỏ cả cái đích phía trước

3. Nhiều con đường để đi

   Đỗ Thị Bích Phượng (28 tuổi, ở Lũy Bán Bích, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) từng thi đại học (ĐH) năm 2004 chia sẻ: “Lúc biết không đậu ĐH, cũng suy sụp lắm nhưng tôi quyết định ôn thi lại. Thời gian rảnh, tôi tham gia sinh hoạt đoàn tại Quận đoàn Phú Nhuận, bất ngờ đây lại là môi trường giúp tôi định hướng được nghề nghiệp”.

Đỗ Thị Bích Phượng

   Sau một năm đi làm trong môi trường đoàn, Phượng thay đổi quyết định ban đầu. Cô đăng ký tham gia dự tuyển kỳ thi ĐH tại chức để có nhiều cơ hội cọ xát trong công việc mới, tạo hứng thú cho bản thân, đồng thời trang trải chi phí sinh hoạt cho vừa sức.

   Với nỗ lực không ngừng, hiện nay Phượng đang công tác tại một cơ quan nhà nước trên địa bàn Q.Phú Nhuận và giữ chức vụ chủ chốt trong công tác của đoàn thể. Công việc và thu nhập của bạn khá ổn định.

   Khi ổn định, Phượng lại tiếp tục học thêm một bằng ĐH nữa để phục vụ tốt hơn cho công việc chuyên môn của mình.

   Tương tự, bạn Phan Văn Bá (26 tuổi, thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh) thi vào Trường ĐH Công nghệ thông tin, ngành kỹ thuật phần mềm năm 2007.


Phan Văn Bá

   Năm đó, Bá thi được 19 điểm, thiếu 1 điểm so với điểm chuẩn của ngành này. Tuy nhiên, với số điểm đó, Bá có thể xét tuyển nguyện vọng 2 vào nhiều trường ĐH khác, nhưng bạn đã không làm như vậy.

   Mê điện tử, phần mềm, Bá xin phép bố mẹ không học ĐH hay CĐ mà theo học nghề. Ai cũng chê “thợ” nhưng niềm đam mê máy móc đã được Bá theo đuổi đến cùng.

   Được gia đình đồng ý, Bá khăn gói vào TP.Biên Hòa (Đồng Nai) học nghề sửa chữa điện thoại.

   Vừa học Bá vừa đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập nuôi sống bản thân. Hai năm sau khi tay nghề đã vững, Bá quyết định về quê lập nghiệp. “Lúc đầu, mình chỉ nghĩ sẽ đi làm thuê cho một cửa hàng nào đó nhưng suy nghĩ lại Bá đã tự mở một cửa hàng cho mình bằng số vốn tích góp được và sự hỗ trợ từ gia đình”, Bá nói về quyết định của mình.

   Sau gần 4 năm kinh doanh, Bá đã có thể sống được với nghề. Giờ đây, ít ai biết được Bá là ông chủ của hai cửa hàng mua bán và sửa chữa điện thoại di động.

4. Kiên trì với đam mê

   Nhớ về khoảng thời gian vừa học vừa làm, Phượng chia sẻ thêm: “Thời gian đầu vừa đi làm vừa đi học, tôi cảm thấy bị đuối sức vì không biết sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ”.

   Trong khi đó, Bá lại trải qua những ngày tháng học nghề vất vả nơi đất khách. Hằng ngày, cứ 5 giờ sáng Bá với chiếc xe đạp cà tàng lên đường đi làm, tối khoảng 6 giờ về tới phòng trọ; có lúc hàng nhiều làm tới 22- 23 giờ đêm để kịp giao cho khách.

   Cũng có khi cần một chút may mắn, như trường hợp của bạn Sú Hứng Dậu (29 tuổi, Xuân Lộc, Đồng Nai) từng rớt ĐH năm 2003. Buồn chán Dậu đi học tiếng Hoa, trang bị cho mình một ngoại ngữ.

   Một lần thăm bạn thời đi nghĩa vụ quân sự, Dậu thấy đám đông đang phỏng vấn nên tới xem thử. Tuy không có hồ sơ nhưng nhờ biết tiếng Hoa nên anh được nhận vào một công ty (ở Nhơn Trạch, Đồng Nai) làm thử.

   Sau 2 năm đầu vất vả, nhờ tính cầu tiến, chịu học hỏi, anh Dậu được công ty cử đi nước ngoài du học. Sau khi hoàn thành khóa học, anh được bổ nhiệm vào chức trưởng phòng quản lý của công ty này với mức lương 17 triệu đồng/tháng.

5. Bài học rút ra từ việc: TÔI TRƯỢT ĐẠI HỌC (Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)

      a. THI RỚT, QUÁ NHỤC?
          Hằng năm, lượng thí sinh trượt còn nhiều hơn cả đậu. Cứ nhìn tỉ lệ chọi thì biết. Chẳng phải một mình mình tôi trượt. Đó là tình hình chung. Với lại, tôi không sinh ra trên mặt đất này vì sĩ diện.

      b. THI RỚT, BẠN BÈ KHINH THƯỜNG, HÀNG XÓM DÈ BĨU?
          Ta không sống vì hàng xóm. Còn những đứa bạn thay vì động viên lại đi khinh thường người khác thì cũng chẳng đáng để chơi.

      c. THI RỚT, CHA MẸ SẼ VÔ CÙNG THẤT VỌNG?
          Có thể! Nhưng sự buồn bã của cha mẹ chỉ tạm thời mà thôi. Cha mẹ đã nuôi tôi 18 năm trời, mớm tôi ăn từng muỗng cơm, tập cho tôi đi từng bước một. Tôi tin: chẳng vì chuyện này mà họ lại vứt bỏ con mình.

      d. THI RỚT, MẤT HẾT CƠ HỘI?
          Ai nói! Trên đời này không chỉ có trường đại học đào tạo con người. Trường đời mới là ngôi trường lớn nhất, thực tế nhất, nhiều cơ hội nhất. Tôi chẳng cần phải nói, ai cũng biết là cả khối tỉ phú từng trượt đại học đến mấy lần. Tôi chỉ mất hết cơ hội nếu tôi chán nản ngồi im và tự giam mình. Tôi không thay đổi được quá khứ nên tôi sẽ hành động để thay đổi tương lai!
          Tôi tin vào câu nói: “Thành công đến muộn nhưng sẽ ngọt ngào gấp đôi!”

      e. THI RỚT, ÁM ẢNH NÀY SẼ KHÔNG BAO GIỜ BUÔNG THA TÔI?
          Thực ra tôi không sợ thi rớt. Tôi chỉ sợ cái Tôi của chính mình, sợ niềm Kiêu Hãnh của bản thân.
          Tôi sẽ càng thất vọng về mình, người ta sẽ càng khinh thường hơn nếu tôi chỉ biết nằm khóc mà chẳng biết đứng dậy làm cái chi có ích.
          Không! Tôi sẽ đứng dậy tìm một con đường để đi. Cuộc đời này đâu phải chỉ có một con đường đại học???
          Tôi còn không yêu chính bản thân mình thì ai sẽ yêu mình?
          Tôi còn không có niềm hy vọng vào mình thì ai dám hy vọng vào tôi?
          Tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng: Trượt đại học nhưng tôi sẽ vẫn có thể nuôi sống bản thân và báo hiếu cha mẹ bằng cách của mình!

Chính vì vậy: TÔI SẼ KHÔNG VÌ MỘT LẦN VẤP NGÃ MÀ BỎ CẢ CON ĐƯỜNG.

6. 10 nhân vật thành công trên thế giới không có bằng đại học (Phúc Duy theo Business Insider, BuzzFeed, AFP)

   01. Sean Connery (83 tuổi), nhà sản xuất phim, nam diễn viên nổi tiếng người Scotland với vai James Bond. Ông chỉ học hết trung học phổ thông, chưa từng học đại học.

   02. John D. Rockefeller (1839-1937), chủ tịch công ty dầu mỏ Standard Oil, người giàu nhất trong lịch sử nước Mỹ, bỏ học trung học phổ thông chỉ hai tháng trước khi tốt nghiệp.

   03. Richard Branson (63 tuổi), tỉ phú Anh, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Virgin Group. Mới 16 tuổi, ông đã thành lập tạp chí The Student. Ông tốt nghiệp trung học nhưng quyết định không học đại học.

   04. Amadeo Peter Giannini (1870-1949), nhà sáng lập tập đoàn tài chính và ngân hàng đa quốc gia Bank of America người Mỹ, bỏ học trung học.

   05. Henry Ford (1863-1947), tỉ phú, nhà sáng lập hãng xe Ford người Mỹ, chưa từng học đại học.

   06. Mark Zuckerberg (29 tuổi), nhà sáng lập Facebook người Mỹ, bỏ học tại đại học danh tiếng Havard khi thực hiện dự án thành lập Facebook.

   07. Bill Gates (57 tuổi), tỉ phú Mỹ, nhà sáng lập Microsoft, bỏ học tại đại học danh tiếng Havard, tạo ra hệ điều Windows được sử dụng trên toàn thế giới ngày nay.

   08. Will Smith (44 tuổi), nam diễn viên nổi tiếng người Mỹ, vào học Học viện Công nghệ Massachusetts không lâu thì bỏ học theo đuổi sự nghiệp diễn xuất.

   09. Micheal Dell (48 tuổi), tỉ phú Mỹ, nhà sáng lập hãng máy tính Dell, bỏ học đại học ở tuổi 19, với 1.000 USD trong túi và giấc mơ thành lập công ty máy tính.

   10. Steve Jobs (1955-2011), nhà đồng sáng lập, CEO Apple người Mỹ, chỉ học đúng một học kỳ ở đại học rồi bỏ đi làm việc.

Nói tóm lại, ở đây, học vẫn là trên hết (không thể phủ nhận điều này), nhưng khi chưa đạt được mục đích của mình (thi đậu đại học) thì các em cũng không được nãn chí vì con đường đại học chưa chắc đã tạo nên thành công trong sự nghiệp của mình và Tôi hy vọng với những dẫn chứng trên, các em tự rút ra bài học cho mình.



Bài viết có tham khảo thêm nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/

Không có nhận xét nào: