Giới thiệu
Kỳ thi Olympic truyền thống 30 tháng 4 là một kỳ thi học sinh giỏi hàng năm dành cho học sinh khối 10 và 11 của các tỉnh phía Nam (từ Quảng Bình đến Cà Mau).
Kỳ thi này do trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (thành phố Hồ Chí Minh) sáng lập và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995 tại chính ngôi trường này.
Mục đích kỳ thi
Kỳ thi được tổ chức với mục đích phát hiện các học sinh có năng khiếu thuộc các khối lớp 10 và 11, tạo điều kiện giao lưu giữa các học sinh giỏi và trao đổi chuyên môn giữa các thầy cô dạy lớp chuyên của các tỉnh phía Nam, chuẩn bị đội ngũ cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, đồng thời cũng để nhằm kỷ niệm ngày 30 tháng 4, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thời gian tổ chức kỳ thi
Kỳ thi Olympic 30-4 được tổ chức mỗi năm vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật trong tuần lễ đầu tiên của tháng 4 tại trường Trung học phổ thông đăng cai. Trong đó:
Ngày thứ Sáu là xem thể lệ thi và khai mạc cuộc thi.
Ngày thứ Bảy thi vào buổi sáng, buổi chiều thì giao lưu giữa các trường và các thầy cô chấm thi, đến tối thì có kết quả tạm thời và kết quả chính thức.
Ngày Chủ Nhật thì tổ chức trao giải và bế mạc cuộc thi.
Địa điểm tổ chức kỳ thi
Trong 19 lần tổ chức từ 1995 đến 2013 thì có:
14 lần tổ chức tại trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh.
1 lần tại trường Quốc học Huế năm 2007.
2 lần tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng vào năm 1999 và 2006.
1 lần tại trường trường trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ năm 2011.
1 lần tại trường trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu năm 2012
Kì thi lần thứ 20 sẽ diễn ra tại trường trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quy cách thi
Cuộc thi gồm có 10 môn: Toán, Văn, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tin và Tiếng Pháp.
Mỗi trường chỉ được cử tối đa 3 học sinh thuộc tham gia thi mỗi môn mỗi khối. Vì vậy, mỗi trường có thể tham dự tối đa là 60 học sinh (30 học sinh lớp 10 và 30 học sinh lớp 11).
Mỗi trường sẽ cử một giáo viên phụ trách một môn cho cả hai khối 10 và 11, nên mỗi trường sẽ có tối đa 10 giáo viên phụ trách 10 bộ môn.
Hội đồng ra đề của mỗi môn gồm có 6 người, phụ trách ra đề môn đó cho cả 2 khối 10 và 11. 6 thành viên của hội đồng này sẽ do các giáo viên phụ trách bộ môn đó của tất cả các trường tham gia chọn ra vào mỗi năm. Do đó, có tổng cộng 60 người thuộc hội đồng ra đề và có thể thay đổi hàng năm.
Hội đồng chấm thi của mỗi môn có số thành viên không nhất định. Con số này phụ thuộc vào lượng học sinh tham gia dự thi môn đó và thay đổi theo các năm. Các thành viên này cũng do hội đồng giáo viên phụ trách bộ môn đó chọn ra.
Giải thưởng
Có 3 loại huy chương: vàng, bạc và đồng.
Ở mỗi môn của mỗi khối:
Huy chương vàng được trao cho 10% số học sinh dự thi có điểm cao nhất
Huy chương bạc là 15%
Huy chương đồng là 15%
Ví dụ: Có 300 học sinh lớp 10 tham gia thi môn Sinh, thì 30 hs cao điểm nhất sẽ có huy chương vàng, 45 hs huy chương bạc và 45 hs huy chương đồng.
Kỳ thi Olympic truyền thống 30 tháng 4 là một kỳ thi học sinh giỏi hàng năm dành cho học sinh khối 10 và 11 của các tỉnh phía Nam (từ Quảng Bình đến Cà Mau).
Kỳ thi này do trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (thành phố Hồ Chí Minh) sáng lập và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995 tại chính ngôi trường này.
Mục đích kỳ thi
Kỳ thi được tổ chức với mục đích phát hiện các học sinh có năng khiếu thuộc các khối lớp 10 và 11, tạo điều kiện giao lưu giữa các học sinh giỏi và trao đổi chuyên môn giữa các thầy cô dạy lớp chuyên của các tỉnh phía Nam, chuẩn bị đội ngũ cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, đồng thời cũng để nhằm kỷ niệm ngày 30 tháng 4, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thời gian tổ chức kỳ thi
Kỳ thi Olympic 30-4 được tổ chức mỗi năm vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật trong tuần lễ đầu tiên của tháng 4 tại trường Trung học phổ thông đăng cai. Trong đó:
Ngày thứ Sáu là xem thể lệ thi và khai mạc cuộc thi.
Ngày thứ Bảy thi vào buổi sáng, buổi chiều thì giao lưu giữa các trường và các thầy cô chấm thi, đến tối thì có kết quả tạm thời và kết quả chính thức.
Ngày Chủ Nhật thì tổ chức trao giải và bế mạc cuộc thi.
Địa điểm tổ chức kỳ thi
Trong 19 lần tổ chức từ 1995 đến 2013 thì có:
14 lần tổ chức tại trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh.
1 lần tại trường Quốc học Huế năm 2007.
2 lần tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng vào năm 1999 và 2006.
1 lần tại trường trường trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ năm 2011.
1 lần tại trường trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu năm 2012
Kì thi lần thứ 20 sẽ diễn ra tại trường trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quy cách thi
Cuộc thi gồm có 10 môn: Toán, Văn, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tin và Tiếng Pháp.
Mỗi trường chỉ được cử tối đa 3 học sinh thuộc tham gia thi mỗi môn mỗi khối. Vì vậy, mỗi trường có thể tham dự tối đa là 60 học sinh (30 học sinh lớp 10 và 30 học sinh lớp 11).
Mỗi trường sẽ cử một giáo viên phụ trách một môn cho cả hai khối 10 và 11, nên mỗi trường sẽ có tối đa 10 giáo viên phụ trách 10 bộ môn.
Hội đồng ra đề của mỗi môn gồm có 6 người, phụ trách ra đề môn đó cho cả 2 khối 10 và 11. 6 thành viên của hội đồng này sẽ do các giáo viên phụ trách bộ môn đó của tất cả các trường tham gia chọn ra vào mỗi năm. Do đó, có tổng cộng 60 người thuộc hội đồng ra đề và có thể thay đổi hàng năm.
Hội đồng chấm thi của mỗi môn có số thành viên không nhất định. Con số này phụ thuộc vào lượng học sinh tham gia dự thi môn đó và thay đổi theo các năm. Các thành viên này cũng do hội đồng giáo viên phụ trách bộ môn đó chọn ra.
Giải thưởng
Có 3 loại huy chương: vàng, bạc và đồng.
Ở mỗi môn của mỗi khối:
Huy chương vàng được trao cho 10% số học sinh dự thi có điểm cao nhất
Huy chương bạc là 15%
Huy chương đồng là 15%
Ví dụ: Có 300 học sinh lớp 10 tham gia thi môn Sinh, thì 30 hs cao điểm nhất sẽ có huy chương vàng, 45 hs huy chương bạc và 45 hs huy chương đồng.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/
Không có nhận xét nào: